Nếu đã một lần được đặt chân tới các sân golf, chắc hẳn các bạn đã phải trầm trồ trước vẻ đẹp xanh mướt, trong lành của các thảm cỏ trải dài tít tắp tại đây. Bên cạnh việc tạo nên vẻ đẹp cho các sân golf thì cỏ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện chơi của bộ môn này. Vậy cỏ sân golf có những loại nào? Kỹ thuật trồng và kỹ thuật chăm sóc cỏ sân golf có gì đặc biệt?
Các loại cỏ được dùng tại những sân golf tiêu chuẩn
Hiện nay có 2 xu hướng sử dụng cỏ tại các sân golf đó là sử dụng cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo. Một vài sân golf cao cấp hơn thường sử dụng cỏ tự nhiên. Mặc dù vậy, nếu số lượng người chơi đông thì cỏ tự nhiên không có đủ thời gian để sinh trưởng, phát triển ổn định nên không thể đảm bảo mặt cỏ luôn trong điều kiện tốt.
Để khắc phục nhược điểm này của cỏ tự nhiên, nhiều sân golf lựa chọn sử dụng các loại cỏ nhân tạo. Cỏ nhân tạo sẽ giúp tiết kiệm chi phí, quá trình trồng và chăm sóc lại vô cùng dễ dàng. Cùng điểm qua một số loại cỏ nhân tạo được sử dụng nhiều nhất tại các sân golf cả trong nước và trên thế giới.
Cỏ Bentgrass
Đây là loại cỏ được đa số các sân sử dụng. Cỏ Bentgrass có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng và phát triển lâu năm, thân cỏ ở sát mặt đất và phân nhánh mạnh. Lá cỏ trong điều kiện được chăm sóc và phát triển tốt có thể đạt chiều dài 7-9cm, rộng 5mm, màu xanh tươi mát. Loại cỏ này chịu được giẫm đạp tốt, sinh trưởng nhanh, cỏ mọc dày đặc nên được sử dụng nhiều tại các sân golf, đặc biệt là ở những khu vực sân các golfer thường xuyên đi lại.
Cỏ Bentgrass thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Bên đêm, cỏ tạo ra hơi mát, điều hòa không khí tốt nên mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái và thư giãn, giúp người chơi xua tan căng thẳng mệt mỏi, tận hưởng bầu không khí trong lành.
Cỏ Bermudagrass
Cỏ Bermuda là dạng cỏ thảm, có thể sống tốt trên cát, chịu được nhiệt độ cao lên tới 43 độ C, chịu hạn chịu nhiệt tốt, không kén đất trồng. Chính vì những đặc tính trên nên cỏ Bermuda thường ít được trồng tại các sân có điều kiện khí hậu lạnh như khu vực miền Bắc Việt Nam.
Loại có này có tán lá hình chân chim, chiều dài lá có thể lên đến 30cm nếu không được cắt định kỳ. Bộ rễ vô cùng chắc chắn, tạo thành từng khối bám sâu dưới mặt đất. Lá cỏ nhỏ, mịn nên không cản bóng, chịu được lực tác động lớn. Cỏ có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nên không tốn nhiều chi phí bảo dưỡng và chăm sóc.
Cỏ Bermuda thường được sử dụng để trồng ở khu vực Green trong golf hoặc Fairway. Nếu trồng làm chướng ngại vật trên sân thì sẽ được trồng cao, còn trồng ở những khu vực bóng lăn thì sẽ được cắt ngắn.
Cỏ Perennial Ryegrass
Loại cỏ này ưa khí hậu nóng ẩm nên được trồng nhiều ở khu vực châu Á. Nó cũng mọc thành thảm cỏ như cỏ Bermuda. Khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, rất dễ trồng và không cần tốn nhiều công chăm sóc. Cỏ Perennial Ryegrass cũng có khả năng chịu lực tác động tốt nhưng thích hợp để trồng ở các khu vực nhiều người qua lại, hoạt động diễn ra thường xuyên
Cỏ Zoysia
Loại cỏ này phát triển tốt ở khu vực có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên được các sân golf khu vực Đông Nam Á sử dụng nhiều. Cỏ mọc thành từng khối, từng thảm, liên kết chắc chắn bởi lớp dễ bám sâu vào đất. Quá trình trồng và chăm sóc, bảo trì cũng không cần tốn nhiều công sức bởi khả năng chịu hạn cao. Tuy nhiên, cỏ Zoysia có một nhược điểm là quá trình phát triển khá chậm nên không được trồng phổ biến như cỏ Bermuda và cỏ Bentgrass.
Kỹ thuật chăm sóc cỏ sân golf tiêu chuẩn quốc tế
Tùy vào thời gian trồng và phát triển của cỏ mà kỹ thuật chăm sóc cỏ sân golf cũng khác nhau. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu cụ thể từng kỹ thuật chăm sóc nhé!
Kỹ thuật chăm sóc cỏ tháng đầu tiên
Trong khoảng thời gian tháng đầu tiên sau khi trồng cỏ, cần phải tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho đất, giúp rễ cỏ ăn sâu và lá phát triển nhanh. Tùy vào địa hình mà lượng nước tưới sẽ khác nhau. Khu vực đồi cao nên tưới nhiều nước bởi nước sẽ bị trôi đi và khó ngấm vào đất hơn. Bên cạnh đó, khai thông vùng trũng tránh úng ngập làm cỏ chết.
Kỹ thuật chăm sóc tiếp theo bên cạnh tưới nước là bón phân cho cỏ. Sau khi cỏ đã phủ kín bề mặt sân, cần bón phân cho cỏ 3 lần.
- Lần 1 (sau khi trồng cỏ khoảng 5 ngày), tiến hành bón phân hàm lượng 2-2.5kg DAP cho diện tích 100m2. Sử dụng đúng liều lượng trên để đảm bảo sự phát triển của cỏ.
- Lần 2 bón sau lần 1 khoảng 15 ngày, sử dụng hàm lượng 3kg DAP cho 100m2 cỏ
- Lần 3 bón sau 30 ngày với liều lượng 2kg phân NPK loại 16 16 8 và dùng 1kg bánh dầu cho diện tích 100m2.
Việc việc tưới nước và bón phân cho cỏ, cần tiến hành vệ sinh sân, loại bỏ cỏ dại để đảm bảo cỏ sân golf phát triển tốt.
Kỹ thuật chăm sóc cỏ trong thời gian tiếp theo
Trong khoảng thời gian tiếp theo, duy trì tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho đất, khơi thông nước tránh tính trạng ngập úng làm chết cỏ, luôn đảm bảo độ dày của đất khoảng 3cm.
Mỗi tháng tiến hành bón phân cho cỏ với hàm lượng 2kg DAP cho 100m2 sân. Trong trường hợp cỏ lên màu đậm quá thì thay phân DAP bằng phân NPK. Nếu cỏ không mướt và mềm mại thì bón thêm 1kg bánh dầu cho 100m2 sân cỏ.
Sau những tháng đầu chăm sóc theo kỹ thuật trên, những tháng sau chúng ta căn cứ vào tình trạng của cỏ để bón thêm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh. Nếu cần thiết thì phun thêm một vài loại thuốc trừ sâu để phòng trừ bệnh sâu hại cỏ. Cắt tỉa cỏ thường xuyên để giúp cỏ phát triển tốt hơn, cỏ mọc khỏe và đẹp.
Trên đây là một số kiến thức về cỏ sân golf và kỹ thuật chăm sóc cỏ sân golf. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với golfer. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn về golfer nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!