Sân golf

Sân golf là khái niệm dùng để chỉ nơi dành cho tập luyện, thi đấu môn thể thao được mệnh danh “quý tộc” – Golf. Mỗi sân golf đều sở hữu thiết kế và tính năng khác nhau. Cùng Học viện International Golf Academy khám phá sân golf tiếng Anh là gì, phân loại, các vùng trên sân và những sân tập golf nổi tiếng hiện nay.

Sân golf tiếng Anh là gì? Thành phần chính của sân golf

Sân golf (Golf course) là một phần sân lớn, có địa hình đa dạng phù hợp với việc chơi golf. Sân thường có 9 hố hoặc 18 hố, được bao phủ bằng cỏ nhân tạo hoặc cỏ tự nhiên. Ba khu vực cơ bản nhất của sân gồm tee-box, fairway và green. Tuỳ vào nhà đầu tư xây dựng sẽ có loại sân với quy mô và tính chất khác nhau.

Golfer cần nắm được thông tin về sân golf
Golfer cần nắm được thông tin về sân gôn

Một sân gôn chuẩn cần đảm bảo các thành phần: Tee-box, Fairway, Green, Hole, Rough, Hazards, Fringe/ Collar, Trees và một số thành phần phụ khác. Các thành phần này giúp sân đẹp và tạo nên độ khó, đem đến trải nghiệm đa dạng cho golfer.

Tee-box

Không ít golfer, đặc biệt là những người mới thường hay nhầm lẫn giữa tee box và tee golf. Tee golf là tên dùng để chỉ một loại phụ kiện thường được các golfer sử dụng để nâng bóng lên cao hơn so với mặt đất. Còn tee box hay còn gọi là tee rough, đây là nơi bắt đầu cho một hố golf. Golfer sẽ đặt bóng tại vị trí được gọi là Tee. Sau đó, sử dụng gậy driver hoặc gậy gỗ có độ dài tương đương để thực hiện cú swing đưa bóng đi với tốc độ cao và chính xác nhất.

Các nhóm thành phần chính của một sân tập golf
Các nhóm thành phần chính của một sân tập golf

Các sân gôn hiện nay thường có nhiều tee box khác nhau trong cùng một hố golf, nhằm đánh dấu điểm bắt đầu khác nhau. Người chơi sẽ phát bóng từ vị trí ở giữa hai điểm được đánh dấu bởi tee golf và phải đặt sau marker. 

Fairway

Fairway là vùng sân nằm giữa tee box và green. Đây cũng là vùng điểm rơi của bóng mà hầu hết tất cả các golfer đều muốn hướng đến khi thực hiện cú phát bóng từ tee.

Mục đích là hoàn thành sân golf 18 hố với số gậy tiêu chuẩn thì bóng phải rơi xuống vùng fairway một cách nhanh và ít gậy nhất. Thảm cỏ ở vùng fairway thường được cắt ngắn để khi bóng rơi xuống, từ đó người chơi sẽ dễ dàng thực hiện các cú đánh tiếp theo. 

Fairway là vùng sân nằm giữa tee box và green
Fairway là vùng sân nằm giữa tee box và green

Green

Vùng green là nơi chứa lỗ golf, vì thế đây luôn là vùng mục tiêu mà golfer hướng tới. Người chơi cần phải đưa bóng đến green và đưa bóng vào lỗ thì mới tính là hoàn thành một hố golf và được chuyển sang hố tiếp theo. 

Cỏ ở khu vực này thường đường dùng loại Bermuda hoặc Bentgrass có đặc trưng là khá mịn, điều này sẽ giúp bóng lăn dễ hơn khi putt và không bị cản trở. Đặc biệt là vùng green sân chơi gôn thường được thiết kế hơi có độ dốc so với những vùng khác. 

Vùng green là nơi chứa lỗ golf, vì thế đây luôn là vùng mục tiêu mà golfer hướng tới
Vùng green là nơi chứa lỗ golf, vì thế đây luôn là vùng mục tiêu mà golfer hướng tới

Hole

Vùng hole là vùng có lỗ chứa bóng. Hole được đánh giá là một phần không thể thiếu trong sân golf. Vị trí của hole sẽ thường được đánh dấu bởi cờ màu đỏ hoặc màu trắng. Theo quy định, nếu là cờ màu đỏ thì lỗ chứa bóng sẽ nằm phía trước vùng green, còn treo cờ màu trắng thì lỗ sẽ ở phía sau.

Rough

Vùng rough là phần đường biên xung quanh fairway. Đây sẽ là khu vực có chướng ngại vật và cỏ ở vùng này thô, cao và dày hơn các vùng khác nên gây không ít khó khăn cho người chơi. Vì thế, các golfer thường tránh không đánh bóng vào những vùng này. Tuy nhiên, đây cũng là điểm hấp dẫn đối với những người chơi có đam mê chinh phục thử thách.

Rough là khu vực có chướng ngại vật và cỏ ở vùng này thô, cao và dày hơn các vùng khác
Rough là khu vực có chướng ngại vật và cỏ ở vùng này thô, cao và dày hơn các vùng khác

Hazards

Vùng hazards sẽ có dạng như hầm, hố cát, bẫy nước. Gọi chung hazards là thuật ngữ chỉ các mối nguy hiểm và các khu vực có chướng ngại vật trên sân gôn. 

Hazards thường được thiết kế xen kẽ với khu vực fairway và khu vực tiếp giáp green. Bẫy cát (bunker) được đánh dấu bằng cọc màu vàng và hồ nước được đánh dấu bằng cọc màu đỏ giúp golfer dễ dàng quan sát tính toán các bước đi tiếp theo.

Fringe/ Collar

Fringe/ Collar là những phần bao quanh green. Tại đây, phần cỏ cũng mọc cao hơn một chút so với những vùng khác và nằm kép dài theo các bụi rậm hoặc hàng cây.

Fringe là khu vực cỏ bao quanh vùng green
Fringe là khu vực cỏ bao quanh vùng green

Trees

Vùng trees được thiết kế bởi những cây cảnh lớn với nhiều kích thước khác nhau nhằm tăng độ khó cho người chơi. Những tình huống như bóng mắc ở cành cây hay nằm giữa những rễ cây không ít lần xảy ra. Lúc này, golfer cần phải có những hướng đi đúng đắn để tiếp tục được trận golf như mong muốn.

Phân loại sân tập golf

Dựa vào nhu cầu, mục đích sử dụng của các golfer mà sân tập golf được phân loại như sau:

Theo quyền hạn tham gia

Theo quyền hạn tham gia thì sân golf sẽ được phân thành hai loại sân đó là: Sân Publics và sân Semi-Private and Resort.

  • Sân gôn Publics

Sân Publics có diện tích lớn, chứa được một lượng đông đảo người chơi. Golfer khi đến tham quan hay thi đấu ở loại sân này sẽ không mất phí thành viên mà chỉ cần trả phí sân cỏ. Tuy nhiên, người chơi vẫn có thể đăng ký trở thành hội viên nếu muốn nhận được những ưu đãi. Phần lớn các sân đánh golf tại Việt Nam thường theo dạng golf publics.

Sân golf Publics không tính phí thành viên
Sân gôn Publics không tính phí thành viên
  • Semi – Private and Resort

Semi – Private and Resort là mô hình kết hợp sân tập đánh golf và khu nghỉ dưỡng, đảm bảo quyền riêng tư tuyệt đối. Đối tượng phục vụ thường là những doanh nhân, CEO, golfer có thu nhập cao. Loại hình sân golf này chỉ mở cửa cho hội viên của sân. Nếu golfer muốn đến đây chơi golf và nghỉ dưỡng thì phải có thẻ hội viên VIP. 

Phân loại theo địa hình sân

Phân theo địa hình sân thì sẽ gồm những loại hình sân đánh golf sau: 

  • Links course: Là loại hình sân gò cát hoặc bãi biển. Đặc trưng của những sân này là nằm ở gần bờ biển với nhiều đụn cát và những dải đất nhấp nhô. Một “đặc sản” tạo độ thách thức ở sân links chính là gió biển lớn.
  • Parkland course: Sân công viên được xây dựng trong đất liền cách xa biển. Sân parkland thường có rất nhiều cây cối, hoa lá và cảnh quan nhân tạo như bunker, ao hồ, rough,… vì không quá đa dạng về địa hình.
Một mẫu sân sa mạc (Desert course)
Một mẫu sân sa mạc (Desert course)
  • Health-land course: Loại hình sân golf cổ. Đây cũng là sân golf nằm sâu trong đất liền nhưng Health – Land course có độ mở hơn so với Parkland course. Phong cách của sân Health-land khá tương đồng với các links bởi nhiều vùng cát tự nhiên và địa hình nhấp nhô.
  • Desert course: Sân tập golf sa mạc với đặc trưng là các bẫy cát cao và sâu. Đồng thời dốc đứng xung quanh khu vực green.
  • Resort course: Loại hình kết hợp sân chơi golf và khu nghỉ dưỡng.

Phân loại theo kích thước sân tập golf

Một cách để phân các loại khá phổ biến chính là dựa theo kích thước và độ dài của sân tập. Theo đó, sẽ có những dạng sân tập golf như sau: 

  • Chiều dài sân tập golf tính theo lỗ

Thông thường, sân tập golf đạt tiêu chuẩn quốc tế bao gồm 18 lỗ golf. Ngoài ra, còn có các loại sân golf 36 lỗ hoặc 72 lỗ. Trung bình sân golf 18 lỗ sẽ có diện tích 57ha. Các lỗ golf đều được chia thành khu phát bóng, đường bóng và vùng green. 

Sân tập golf có nhiều kích thước khác nhau
Sân tập golf có nhiều kích thước khác nhau
  • Chiều dài sân golf tính theo par

Sân tập golf đạt tiêu chuẩn gồm có 3 lỗ par khá cơ bản bao gồm par 3-4-5. Lỗ par sẽ giúp cho golfe dễ dàng xác định được khoảng cách ngắn nhất để có thể đánh trúng bóng dễ dàng nhất có thể. Chiều dài của đường bóng quyết định par chuẩn. Ví dụ: Với 227m cho par 3, 227m tới 332m cho par 4, par 5 trên 432m. 

Các loại hình sân tập golf phổ biến hiện nay

Điểm khác biệt giữa các sân gôn rõ rệt nhất là vị trí và diện tích. Tùy vào từng dạng địa hình khác nhau mà các sân tập golf cũng sẽ được chủ sở hữu đầu tư khác nhau. Hãy cùng điểm qua một số loại hình sân tập golf phổ biến hiện nay:

  • Sân tập golf trong nhà: Sân tập golf trong nhà là một trong những hình thức chơi và tập luyện golf khác tiện lợi, nhất là những golfer bận rộn. Thông thường, sân gôn này sẽ được xây dựng ngay trên sân thượng, vườn hoặc tại các công ty, cửa hàng. Tuy nhiên, loại sân này thường sẽ bị giới hạn về không gian nên có thể không đáp ứng được nhiều nhu cầu của người chơi.
  • Sân tập golf ngoài trời: Loại sân tập này thường có mặt trong khu vực sân golf lớn hoặc các tỉnh thành lân cận khác. Sân được đầu tư hơn về không gian nên sẽ rất rộng rãi. Khi chơi ở đây, golfer sẽ cảm thấy thoải mái và chân thực hơn so với loại sân tập golf mini trong nhà.
Có nhiều loại sân golf khác nhau cho golfer lựa chọn
Có nhiều loại sân gôn khác nhau cho golfer lựa chọn
  • Sân tập golf 3D: Sân tập golf 3D là một sản phẩm của nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, loại hình này chắc chắn sẽ mang đến cho các golfer nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị. Khi đánh golf tại phòng 3D, người chơi sẽ được tiếp xúc với hệ thống cảm biến, bộ máy nhặt bóng tự động, camera, màn hình chiếu rộng lớn,… Đây cũng là một loại hình sân golf dành cho những golfer bận rộn, không có nhiều thời gian.
  • Sân tập thường (sân golf tiêu chuẩn): Driving Range thường là một sân golf đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết để xây dựng nên một sân tập chất lượng, chuyên nghiệp. Sân gồm đường đánh bóng 18 lỗ, có phần đất giữa các khu vực phát bóng và lỗ golf, có fairway, khu cỏ cao và các chướng ngại vật. Một sân tập đánh golf tiêu chuẩn sẽ có chiều dài par 2 là 227m, chiều dài par 4 từ 228 đến 432m và par 5 là 432m.
Sân tập golf ngoài trời với nhiều trải nghiệm thú vị
Sân tập golf ngoài trời với nhiều trải nghiệm thú vị

Có thể thấy, mỗi loại sân sẽ phù hợp với những nhu cầu khác nhau của các golf, bao gồm: Diện tích, vị trí, tiện ích,… Do vậy, để có loại sân golf phù hợp nhất, golfer nên tìm hiểu kỹ trước khi book hoặc lắp đặt sân golf.

Các sân tập golf nổi tiếng tại Việt Nam

Bộ môn golf đang ngày càng phát triển ở nước ta. Chính vì vậy, các sân golf ở Việt Nam ngày càng được đầu tư chỉn chu và có nhiều sân đạt chuẩn quốc tế. Dưới đây, Học viện International Golf Academy sẽ cung cấp cho golfer danh sách sân golf Việt Nam nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay:

Sân golf đầu tiên ở Việt Nam

DaLat Palace Golf Club hay còn được biết đến là sân golf Đồi Cù, sân golf Đà Lạt. Đây là sân golf đầu tiên và lâu đời nhất Việt Nam khi gắn liền với nhiều biến cố của đất nước. 

Sân được xây dựng theo thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp vào năm 1920. Người sở hữu sân golf này đầu tiên chính là vua Bảo Đại. Khi đó, sân golf này chỉ có 6 lỗ khiêm tốn. 

Đến năm 1954, ông Ferdinand d’Or- Giám Đốc Khách sạn Lang Bian Palace cùng với bác sĩ Hách từ Hà Nội vào định cư tại Đà Lạt đã nhận ra được tiềm năng từ địa điểm này. Ông đã quyết định kêu gọi các nhà tài trợ và cải tạo lại sân DaLat Golf Club. Tuy nhiên, đến năm 1975, nơi đây lại bị đóng cửa. 

DaLat Palace Golf Club là sân golf đầu tiên tại Việt Nam
DaLat Palace Golf Club là sân golf đầu tiên tại Việt Nam

Mãi cho đến năm 1990, một dự án khôi phục và nâng cấp sân golf hàng triệu đô la được thực hiện. Sân golf Đà Lạt được hồi sinh một lần nữa và trở thành sân golf 18 lỗ đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng tất cả các yêu cầu của giải vô địch golf. Bao gồm: Độ dài tee 7009 yard, điểm par tổng là 72 cho một vòng chơi, khu gạt bóng, đường dẫn bóng,… đều được trồng cỏ Bentgrass cao cấp. Điều này đã mang đến cho golfer những trải nghiệm tuyệt vời. 

Sân golf lớn nhất Việt Nam

Các sân golf Việt Nam đều được đầu tư bài bản với địa hình, quang cảnh và độ thách thức khác nhau. Dưới đây là top 3 sân golf lớn nhất Việt Nam mà các golfer không nên bỏ qua: 

  • Sân golf Hoàng Gia, Ninh Bình

Đứng vị trí đầu tiên trong top sân golf lớn nhất Việt Nam phải kể đến sân golf Hoàng Gia. Sân có diện tích rộng lớn lên đến 670ha và được tọa lạc tại vị trí Yên Mô, Tam Điệp, Ninh Bình. Từ Hà Nội đến sân golf Hoàng Gia chưa đến 100km, đây được xem là địa điểm vàng cho các golfer tại thủ đô.

Sân golf Hoàng Gia, Ninh Bình
Sân golf Hoàng Gia, Ninh Bình

Sân golf Hoàng Gia được thiết kế 3 sân nhỏ, bao gồm Hoàng Tử, Nữ Hoàng và Đồi vua. Sân có tổng cộng 54 lỗ, cùng với đó là hai loại cỏ cao cấp được chủ đầu tư sử dụng đó là Novotel và Greenleas Park. Tất cả đều được nhập khẩu 100% từ đất nước ngoài, được trồng trên các khu vực green, fairway theo hình sóng biển.

  • Sân golf Long Thành 

Sân golf Long Thành có tổng diện tích 350ha và được nằm trong top sân golf lớn nhất Việt Nam. Trong đó có khoảng 100ha là đồi cỏ được bao bọc 2/3 chu vi bởi các nhánh sông Đồng Nai nên khí hậu nơi đây rất mát mẻ, trong lành và thơ mộng. 

Sân golf Long Thành có tổng diện tích 350ha
Sân golf Long Thành có tổng diện tích 350ha

Sân được thiết kế bởi ông Ron Fream – Người sáng lập công ty GolfPlan – Fream & Dale Golf Course Architecture, với hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế, xây dựng và duy trì các sân golf trên thế giới. Theo đó, tổng cộng sân có 36 lỗ với nhiều thử thách khó khiến nhiều golfer muốn chinh phục. Bên cạnh đó, sân còn sở hữu những đường golf uốn lượn, quanh co xuyên qua những hàng cọ, ao hồ nhân tạo và tác nước trắng xóa.

Sân golf Long Thành chỉ cách T.P Hồ Chí Minh khoảng 35 phút lái xe, golfer có thể dễ dàng đến đây để giải trí mỗi khi rảnh rỗi. Chắc chắn người chơi sẽ vô cùng hài lòng với những dịch vụ và tiện ích tại đây.

  • Sân King Island Golf

Sân King Island Golf (Hà Nội) sở hữu diện tích khủng rộng tới 350 ha mặt đất và 1500ha mặt hồ. Sân được thiết kế chia thành hai sân nhỏ gồm Lakeside và Mountain View với tổng cộng 36 lỗ. 

Sân King Island Golf
Sân King Island Golf

Trong đó, sân Lakeside được chính kiến trúc sư Robert MCFarland nổi tiếng thiết kế vào năm 1993. Tại đây sân golf par 72 sẽ mang đến nhiều thử thách khó nhằn cho bất kỳ golfer nào đến trải nghiệm. Mặt khác, sân Mountainview được thiết kế vào năm 2004 bởi công ty kiến trúc Pacific Coast Designs Úc.

Sân có hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu chơi golf của các golfer một cách hoàn hảo. Bao quanh sân là những dãy núi thiên nhiên đậm nét phóng khoáng. Chắc chắn sẽ mang đến những giờ phút chơi và tập luyện golf một cách tốt nhất cho các golfer.

Sân golf khó nhất Việt Nam

Nhắc đến sân golf khó nhất Việt Nam phải kể đến Tràng An Golf and Country Club, Ninh Bình. Nơi đây được đánh giá là sân golf có par 3 khó nhất tại Việt Nam.

Tràng An Golf and Country Club là sân golf có par 3 khó nhất tại Việt Nam
Tràng An Golf and Country Club là sân golf có par 3 khó nhất tại Việt Nam

Sân golf Tràng An, Ninh Bình gồm 18 lỗ golf tiêu chuẩn, par 72, tổng chiều dài sân lên đến 7.200 yards. Trong đó, lỗ golf số 16 par 3 thuộc Pine Course được nhận xét là một trong những lỗ golf ấn tượng và thách thức nhất. Khu vực green tại đây rất nhanh, được bao quanh bởi hồ nước rộng. Để chinh phục được thử thách này, golfer cần vận dụng các kỹ năng để có được cú đánh an toàn tới vùng green. Nếu không, bóng golf sẽ bị hồ nước “nuốt chửng”.

Các tee box được đặt trên đỉnh góc cao nhất do thiết kế địa hình đổ dốc. Từ điểm xuất phát bóng, golfer có thể thu vào tầm mắt những đường fairway xanh rì. Bên cạnh đó, xung quanh green và giữa fairway còn được sắp xếp một bãi cát dài, tạo nên những thách thức cực kỳ “khó nhằn” cho các golfer. 

Sân golf tốt nhất Việt Nam

Tại lễ trao giải World Golf Awards 2022, sân golf Bà Nà Hills được vinh danh “Sân golf tốt nhất Việt Nam”. Được biết, đây là năm thứ 6, sân golf vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác để ghi danh vào top những sân golf hàng đầu tại giải thưởng lớn, uy tín bậc nhất hành tinh.

Sân golf Bà Nà Hills được vinh danh là sân golf tốt nhất Việt Nam
Sân golf Bà Nà Hills được vinh danh là sân golf tốt nhất Việt Nam

Vị trí sân golf Bà Nà Hills nằm cách xa bờ biển, độ cao và địa hình của sân được thay đổi đa dạng. Cùng với đó là không khí trong lành, mát mẻ, khả năng chắn gió tốt. Chính những điểm nổi bật này đã giúp Bà Nà Hills Golf Club tạo nên sự khác biệt và thu hút mọi golfer. 

Mỗi hố golf tại đây đều được tính toán, nhằm tận dụng triệt để địa hình thuận lợi cùng vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng. Đặc biệt, đây là sân golf duy nhất tại Đà Nẵng được trang bị hệ thống đèn  chiếu sáng toàn diện cho 18 hố golf. Qua đó mang đến cho golfer cơ hội trải nghiệm những trận golf vào buổi chiều muộn. 

Sân gôn đẹp nhất Việt Nam

Sân golf đẹp nhất Việt Nam phải kể đến The Bluff Hồ Tràm Strip, Vũng Tàu. Sân được thiết kế bởi golfer huyền thoại Greg Norman với biệt danh là Cá mập trắng”. Theo đó, ông đã tận dụng vẻ đẹp thiên nhiên tại đây để tạo nên một sân golf hàng đầu.

Sân golf đẹp nhất Việt Nam phải kể đến The Bluff Hồ Tràm Strip
Sân golf đẹp nhất Việt Nam phải kể đến The Bluff Hồ Tràm Strip

Ẩn mình giữa bao la núi đồi, sân golf là kết hợp ngoạn mục giữa địa hình tự nhiên hoang sơ và thảm thực vật phong phú. Bên cạnh đó, sức hút của The Bluff Hồ Tràm Strip còn đến từ tổ hợp tiện ích 3 tầng Clubhouse với tổng diện tích lên tới 2.300 mét vuông. Qua đó, mang đến những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất cho người chơi. Chính điều này đã giúp cho nơi đây được Tạp chí Golf Digest Bình chọn là sân golf đẹp nhất Việt Nam vào năm 2020.

Những tiêu chí cần quan tâm khi lên sân golf

Trước khi lên sân hay lựa chọn sân golf cho phù hợp, người chơi cần lưu ý những tiêu chí sau đây: 

Chi phí lên sân

Giá thuê sân hay mức phí lên sân cũng được đánh giá là mức chi phí không hề rẻ. Vì bộ môn này chủ yếu dành cho những cá nhân hay tổ chức có thu nhập cao. Giá vào sân thường phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như đối tượng, loại sân, thời gian tham gia, độ tuổi người chơi và các dịch vụ khác.

Tại Việt Nam, phí lên sân một vòng dao động từ 350.000 – 700.000VNĐ (Với hội viên); 1.400.000 – 1.800.000VNĐ (Khách mời của hội viên); và cao nhất lên đến 2.300.000VNĐ (Khách vãng lai).

Chi phí lên sân thường là khoản phí đắt nhất khi chơi golf
Chi phí lên sân thường là khoản phí đắt nhất khi chơi golf

Lưu ý: Phí sân golf ngày thường thường thấp hơn các ngày cuối tuần, ngày lễ. Ngoài ra, mức phí tee time từ sau 14h cũng tốt hơn so với các khung giờ khác vào cuối tuần.

Vị trí sân golf

Vị trí sân là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn. Vì đơn giản, một sân golf có vị trí tốt, phù hợp sẽ giúp việc chơi golf trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sân golf ở gần trung tâm thành phố hay nơi mình sinh sống sẽ giúp tiết kiệm chi phí hoặc thời gian di chuyển. 

Mức phí các dịch vụ khác

Một sân golf đạt chuẩn sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng từ dịch vụ hỗ trợ của caddies đến dịch phụ thuê trang phục, dụng cụ, huấn luyện viên golf. Đây cũng là những tiêu chí bắt buộc đối với một sân golf.

Khi lên sân, golfer cần có thêm tiền tip cho Caddy golf (Khoảng từ 500.000 VNĐ/buổi) hoặc hơn nếu golfer hào phóng. Mức giá thuê xe điện từ 500.000 – 800.000VNĐ. Chi phí ăn uống từ 500.000VNĐ tùy các món ăn.

Trên sân golf thường sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiện ích khác cho golfer
Trên sân golf thường sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiện ích khác cho golfer

Bên cạnh đó, trước khi khi lên sân, golfer cần tham gia các khóa học golf để nắm vững được kiến thức, kỹ thuật golf cơ bản nhất. Tùy vào sân mà golfer lựa chọn sẽ có bảng phí học đánh golf trên sân phù hợp. 

Học viện International Golf Academy (IGA) cung cấp đầy đủ các khóa học đánh golf dành cho mọi đối tượng golfer. IGA tự hào KHI sở hữu đội ngũ 100% huấn luyện viên nước ngoài có chứng chỉ PGA cùng giáo trình chuẩn quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ khóa học golf từ cơ đến nâng cao, dành cho các cá nhân, trẻ em, phụ nữ và học nhóm.

International Golf Academy hiện đang là học viên tiên phong trong việc giảng dạy golf với tiêu chuẩn quốc tế. Học viện sở hữu phòng golf 3D thông minh, hiện đại. Tất cả hướng đến mô hình học golf toàn diện cho học viên đạt kết quả cao nhất.

Liên hệ ngay Học viện IGA để nhận ưu đãi từ hệ sinh thái golf quốc tế hàng đầu Việt Nam:

Trên đây là những thông tin về sân golf mà một golfer cần phải biết. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các golfer hiểu thêm về các sân golf tại Việt Nam. Từ đó, lựa chọn cho mình một sân golf phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, golfer hãy để liên hệ ngay đến Học viện IGA để được giải đáp nhanh chóng.

Hà Nội
Sân tập golf Ciputra Club
Khu đô thị Ciputra, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm
Mỹ Đình Pearl Golf Club
Số 1, Đường Châu Văn Liêm, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Sân golf Long Biên
Khu Trung Đoàn 918, Nguyễn Sơn, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Mipec Golf Club
236 Lê Trọng Tấn, Định Công, Thanh Xuân, Hà Nội
Club House
112 lo TT3 , Đường Trần Văn Lai, Khu đô thị Mễ Trì ,Nam Từ Liêm , Hà Nội
Hồ Chí Minh
Sân golf Tân Sơn Nhất
Số 6 Tân Sơn, Phường 12, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Sân golf Him Lam
234 Đường Ngô Tất Tố, Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Sân golf Rạch Chiếc
150 Xa lộ Hà Nội, An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Sân Happy Golf
Tân Tạo A, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Sân golf Thủ Đức
Đường số 1, Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Các Tỉnh Thành Khác
SÂN GOLF TUẦN CHÂU
Phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
BA NA HILL GOLF CLUB
Bà Nà - Suối Mơ, Hòa Vang, Đà Nẵng
HILLTOP VALLEY KỲ SƠN
Dân Hạ, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình
SÂN TẬP ĐỒNG NAI
Quốc lộ 1A, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
SÂN GOLF PHÚ MỸ
Hòa Phú,TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
SÂN GOLF DIAMOND BAY
Nguyễn Tất Thành, Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa
SÂN GOLF HÀM RỒNG
lô 25-26 Phượng Hoàng, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa
SÂN GOLF HARMONI
469 Trần Ngọc Lên, Định Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương